Ngân hàng CSXH huyện Thuận Bắc: Triển khai thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm 2024 và đề ra các giải pháp thực hiện 6 tháng cuối năm 2024

Đăng ngày 09 - 07 - 2024
Lượt xem: 51
100%

Trong những tháng đầu năm 2024, công tác giải ngân tăng trưởng chỉ tiêu tín dụng cũng gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai thực hiện. Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện đã phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác thực hiện đồng bộ các giải pháp tổ chức thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ được giao, góp phần giải quyết nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn huyện.

 

              Tính đến ngày 30/6/2024, tổng nguồn vốn được giao là 437.838 triệu đồng, tăng 23.800 triệu đồng so với năm 2023. Trong đó, nguồn vốn Trung ương: 420.524 triệu đồng, tăng 20,2 tỷ đồng so với năm 2023; nguồn vốn địa phương: 17.314 triệu đồng, tăng 3,6 tỷ đồng so với năm 2023. Vốn UBND huyện là 4.670 triệu đồng, tăng 1.000 triệu đồng so với năm 2023, đạt 100% kế hoạch. Nguồn vốn huy động đạt 57.038/59.396 triệu đồng kế hoạch, tăng 2.642 triệu đồng so với năm 2023. Trong đó, huy động thông qua tổ TK&VV là 21.599 triệu đồng, tăng 1.188 triệu đồng so với đầu năm; huy động của tổ chức và cá nhân là 35.439 triệu đồng, tăng 1.454 triệu đồng so với đầu năm (chỉ tiêu giao năm 2024 là 5 tỷ đồng). Dư nợ cho vay thực hiện đến 30/6/2024 đạt 437.127 triệu đồng, tăng 21.114 triệu đồng so với năm 2023 với 7.394 khách hàng còn dư nợ, hoàn thành trên 99,8% kế hoạch giao. Doanh số cho vay là 69.850 triệu đồng, với 1.465 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn; doanh số thu nợ là 43.425 triệu đồng. Dư nợ tập trung vào một số chương trình tín dụng sau: hộ mới thoát nghèo (113 tỷ đồng); hộ gia đình SXKD tại vùng khó khăn (60 tỷ đồng); hộ nghèo (45,8 tỷ đồng); hộ cận nghèo (36,6 tỷ đồng); nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (53,7 tỷ đồng); giải quyết việc làm (76,6 tỷ đồng). Nguồn vốn cho vay được giao cơ bản giải ngân hoàn thành,... trong năm 2024 một số chương trình cho vay ngừng thực hiện, có dư nợ giảm so với năm 2023 là trên 4.000 triệu đồng như: cho vay HSSV mua thiết bị học tập, cho vay DTTS theo QĐ2085, QĐ755, QĐ75, QĐ33,...  Nguồn vốn Trung ương: 419.990 triệu đồng, tăng 18.429 triệu đồng so với năm 2023; nguồn vốn địa phương: 17.137 triệu đồng, tăng 2.685 triệu đồng so với đầu năm (nguồn vốn tỉnh là 12.449/12.467 triệu đồng, tăng 1.585 triệu đồng so với đầu năm 2023; vốn UBND huyện thực hiện 4.665/4.670 triệu đồng, tăng 1.100 triệu đồng so với năm 2023). Chất lượng nợ đến 30/6/2024, nợ quá hạn 76 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,02%/tổng dư nợ, tăng so năm 2023 là 50 triệu đồng; nợ khoanh là 1.566 triệu đồng, giảm trong tháng 2 triệu đồng và giảm so năm 2023 là 151 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,36%/tổng dư nợ. Tỷ lệ thu lãi tháng 6 đạt trên 100%, 6 tháng đầu năm đạt 99,8%; món vay 3 tháng không hoạt động là 43 món với số tiền là 1.362 triệu đồng, tăng 9 món với số tiền là 308 triệu đồng so đầu năm. Chất lượng hoạt động tín dụng xếp loại tốt, 06/06 xã xếp loại tốt. Chất lượng, hiệu quả hoạt động giao dịch xã đạt loại tốt. Chất lượng hoạt động tổ TK&VV: 145/146 tổ xếp loại tốt, chiếm tỷ lệ 99,3%; 1 tổ khá chiếm tỷ lệ 0,7%.

          Để thực hiện hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024. Phòng giao dịch tiếp tục tham mưu cho UBND huyện, BĐD huyện chỉ đạo thực hiện chính sách tín dụng trên địa bàn, theo dõi tình hình thực hiện các chỉ tiêu tăng trưởng theo kế hoạch dư nợ, thu hồi nợ xấu, lãi tồn, món vay 3 tháng không hoạt động của các xã, các Tổ chức Hội đoàn thể nhận ủy thác; chỉ đạo phân tích, đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, nâng cao chất lượng nhận ủy thác; tham mưu nâng cao vai trò, trách nhiệm của Chủ tịch UBND xã là thành viên Ban đại diện huyện. Chủ động và phối hợp với các tổ chức Hội đoàn thể, UBND các xã triển khai giải ngân ngay các chỉ tiêu tín dụng được giao; xây dựng kế hoạch hàng tháng để tổ chức thực hiện. Chỉ đạo cán bộ tín dụng thường xuyên bám sát địa bàn, chủ động tham mưu cho Đảng ủy và UBND các xã phụ trách, chỉ đạo Hội đoàn thể nhận ủy thác, Ban quản lý các thôn cùng tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) tích cực phối hợp tổ chức thông báo, tuyên truyền về nguồn vốn đang triển khai cho vay. Rà soát, đánh giá, phân tích cụ thể các món vay đến hạn, các món vay 3 tháng không hoạt động, các món vay có lãi tồn cao, các hộ nợ quá hạn, nợ khoanh và  khả năng thu hồi để tìm nguyên nhân, phối hợp với các tổ chức Hội và Tổ TK&VV đi làm việc trực tiếp để xử lý, thu hồi kịp thời; Tham mưu cho Chủ tịch UBND xã triển khai, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải ngân các chỉ tiêu giao; chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác tổ chức họp giới thiệu, bình xét cho vay đúng đối tượng, công khai, kịp thời, có phương án khả thi, nhằm giúp vốn vay phát huy hiệu quả, tăng thu nhập cho người vay từ đó giúp người vay trả được lãi, gửi tiết kiệm và trả được nợ gốc. Đây chính là mấu chốt để thực hiện hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu tăng trưởng các chương trình tín dụng 6 tháng cuối năm 2024.

Tin liên quan

Tin mới nhất

Thuận Bắc:Tổng diện tích gieo trồng vụ Hè Thu 2024 toàn huyện đạt 3.274 ha(30/08/2024 9:17 SA)

Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thuận Bắc thực hiện chính sách tín dụng từ nguồn vốn ngân sách...(29/08/2024 1:36 CH)

Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thuận Bắc: Kiểm tra việc triển khai thực hiện, quản lý nguồn...(27/08/2024 7:52 SA)

UBND huyện Thuận Bắc: Triển khai kế hoạch sản xuất nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu cây trồng vụ...(27/08/2024 11:05 SA)

Công đoàn NHCSXH huyện Thuận Bắc:Tổ chức Chương trình “Bữa cơm Công đoàn” dành cho đoàn viên,...(19/08/2024 3:02 CH)

44 người đang online
°