Giới thiệu chung

100%

1/- Vị trí địa lý:

Huyện Thuận Bắc được thành lập theo Nghị định số 84/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ, trên cơ sở tách ra từ huyện Ninh Hải và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/10/2005.

Huyện nằm về phía bắc của tỉnh Ninh Thuận, cách trung tâm Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 20 km, có vị trí tứ cận như sau:

- Phía Đông:     Giáp Biển Đông và huyện Ninh Hải.

- Phía Tây:                    Giáp huyện Bác Ái.

- Phía Nam:                  Giáp huyện Ninh Hải.

- Phía Bắc:                   Giáp Thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà.

Huyện Thuận Bắc là cửa ngõ phía bắc của tỉnh Ninh Thuận, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Nam Khánh Hoà – Bắc Ninh Thuận, có vị trí địa lý và hệ thống giao thông tương đối thuận lợi, có đường Quốc lộ 1A chạy qua với chiều dài khoảng 20 km, đường sắt thống nhất Bắc – Nam chạy qua, ở gần vùng cảng biển Ba Ngòi, cảng Ninh Chữ và sân bay Quốc tế Cam Ranh; có điều kiện thuận lợi trong việc kết nối phát triển kinh tế - xã hội với các huyện, thành phố trong tỉnh và với các tỉnh trong vùng và cả nước.

2/- Thời tiết – khí hậu:

Huyện Thuận Bắc nằm trong khu vực khô hạn của cả nước, có nền khí hậu nhiệt đới gió mùa bán khô hạn điển hình với đặc trưng là khô nóng, ít mưa bão, nắng và gió dồi dào quanh năm là điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành du lịch biển và công nghiệp điện gió với công suất lớn.

Nhiệt độ trung bình hàng năm 270C, lượng mưa hàng năm từ 700-800mm, mùa mưa thường bắt đầu vào tháng 9 và kết thúc vào tháng 11 hàng năm.

3/- Hệ thống sông suối, hồ đập: Hệ thống sông suối trên địa bàn khá nhiều, nhưng phần lớn là nhỏ, độ dốc cao, có một số sông suối, hồ đập chính, như:

- Hồ Sông Trâu: Được xây dựng và đưa vào sử dụng cuối năm 2005, với dung tích chứa 31,5 triệu m3, diện tích tưới thiết kế cho 3.000 ha.

- Hồ Bà Râu: Hồ Bà Râu đang xây dựng sắp hoàn thành với dung tích chứa 4,7 triệu m3, nhằm mục đích cung cấp nước cho khu công nghiệp Du Long và phục vụ sản xuất nông nghiệp.

- Hồ Ba Chi: với dung tích chứa 480.000m3; Hồ Ma Trai với dung tích chứa 460.000mtại xã Phước Chiến phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

- Hồ Kiền Kiền với dung tích chứa khoảng 1,3 triệu m3, có tiềm năng đề phát triển du lịch, được đấu nối với hệ thống thủy lợi Kênh cấp 2, 3 Sông Trâu phục vụ tưới cho khoảng 20 ha.

- Ngoài ra, còn có một số hệ thống Kênh mương thủy lợi, Suối, hồ đập vừa phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, vừa có tiềm năng để khai thác và phát triển du lịch, như: Kênh mương Đập Suối Tiên tại xã Công Hải (tổng chiều dài 454 m, thiết kế tưới cho 40ha), hệ thống thủy lợi Đập Suối Bay tại xã Công Hải (tổng chiều dài 1.356m, thiết kế tưới cho 60ha), hệ thống kênh mương Đập dâng Ba Hồ tại 02 xã Công Hải và Lợi Hải (với tổng chiều dài 5.294 m, tưới cho 100ha), kênh mương Đập Tà Lốc tại xã Bắc Sơn (với tổng chiều dài 3.019 m, tưới cho 80 ha), kênh mương Đập Bà Rợ tại xã Bắc Sơn (chiều dài 1.050 m, tưới cho 25 ha), hệ thống Lênh mương cấp 2, 3 thủy lợi Hồ Sông Trâu tại các xã Công Hải, Lợi Hải, Bắc Phong, Bắc Sơn (với tổng chiều dài 38.444 m, tưới cho 1.861 ha) và hệ thống Trạm bơm Mỹ Nhơn đang triển khai xây dựng tại xã Bắc Phong với chiều dài 12.881 m, thiết kết tưới cho diện tích 250 ha.

4/- Hệ thống giao thông: Một số tuyến đường giao thông chính:

- Trên địa bàn huyện có tuyến đường Quốc lộ 1A đi qua với chiều dài khoảng 20km.

- Có tuyến đường Phước Chiến đi Phước Thành – huyện Bác Ái được tỉnh đầu tư xây dựng với chiều dài khoảng 10 km.

- Có tuyến đường ven biển đi qua huyện với chiều dài 5,5 km.

- Có đường Tỉnh lộ 706 (Công Hải đi Phước Chiến) với chiều dài 10 km.

- Tuyến đường huyện từ Lợi Hải đi Phước Kháng với chiều dài 06 km.

- Tuyến đường từ Kiền Kiền đi Bỉnh Nghĩa với chiều dài 07 km.

- Tuyến đường từ Quốc lộ 1A vào khu du lịch Ba Hồ với chiều dài .....km.

Đã tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình giao thương, phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng miền.

5/- Diện tích: Tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 31.922,09 ha. Trong đó: Lợi Hải 6.820 ha; Công Hải 7.492,53 ha; Bắc Phong 2.233,88 ha; Bắc Sơn 6.292,44 ha; Phước Kháng 4.686,55 ha; Phước Chiến 4.396,69 ha.

- Đất nông nghiệp:  26.660,33 ha, chiếm 83,52% tổng diện tích đất tự nhiên (Trong đó: Lợi Hải 5.646,69 ha; Công Hải 6.132,39 ha; Bắc Phong 1.186,95 ha; Bắc Sơn 5.601,42 ha; Phước Kháng 4.557,07ha; Phước Chiến 3.535,81 ha).

+ Đất trồng lúa: 2.397,5 ha, chiếm 7,51% tổng diện tích đất tự nhiên (Trong đó: Lợi Hải 835,66 ha; Công Hải 390,33 ha; Bắc Phong 581,57 ha; Bắc Sơn 536,35 ha; Phước Kháng 38,09 ha; Phước Chiến 15,5 ha).

+ Đất trồng cây hàng năm: 6.581,78 ha, chiếm 20,62% tổng diện tích đất tự nhiên (Trong đó: Lợi Hải 1.916,36 ha; Công Hải 1.495,97 ha; Bắc Phong 1.137,28 ha; Bắc Sơn 1.307,44 ha; Phước Kháng 264,23 ha; Phước Chiến 460,4 ha).

+ Đất trồng cây lâu năm: 978,87 ha, chiếm 3,07% tổng diện tích đất tự nhiên (Trong đó: Lợi Hải 238,37 ha; Công Hải 458,23 ha; Bắc Phong 45,33 ha; Bắc Sơn 77,94 ha; Phước Kháng 32,4 ha; Phước Chiến 126,6 ha).

+ Đất lâm nghiệp: 19.009,47 ha, chiếm 59,55% tổng diện tích đất tự nhiên (Trong đó: Lợi Hải 3.420,31 ha; Công Hải 4.166,34 ha; Bắc Sơn 4.213,67 ha; Phước Kháng 4.260,44 ha; Phước Chiến 2.948,71 ha).

- Đất phi nông nghiệp: 2.788,02 ha, chiếm 8,73% tổng diện tích đất tự nhiên (Trong đó: Lợi Hải 805,1 ha; Công Hải 519,71 ha; Bắc Phong 501,21 ha; Bắc Sơn 279,29 ha; Phước Kháng 111,42 ha; Phước Chiến 571,29 ha).

- Đất chưa sử dụng:  2.473,74 ha, chiếm 7,75% tổng diện tích đất tự nhiên (Trong đó: Lợi Hải 368,21 ha; Công Hải 840,43 ha; Bắc Phong 545,72 ha; Bắc Sơn 411,73 ha; Phước Kháng 18,06 ha; Phước Chiến 289,59 ha).

6/- Quy mô dân số - đơn vị hành chính:

Huyện Thuận Bắc có 06 xã/31 thôn, gồm:

+ Lợi Hải (06 thôn): Ấn Đạt, Bà Râu 1, Bà Râu 2, Kiền Kiền 1, Kiền Kiền 2, Suối Đá. 

+ Công Hải (08 thôn): Suối Giếng, Suối Vang, Hiệp Kiết, Kà Rôm, GIác Lan, Bình Tiên, Xóm Đèn, Ba Hồ.

+ Bắc Phong (03 thôn): Ba Tháp, Mỹ Nhơn, Gò Sạn.

+ Bắc Sơn (04 thôn): Láng Me, Bỉnh Nghĩa, Xóm Bằng, Xóm Bằng 2.

+ Phước Kháng (05 thôn): Đá Mài Trên, Đá Mài Dưới, Đá Liệt, Cầu Đá, Suối Le.

+ Phước Chiến (05 thôn): Đầu Suối A, Đầu Suối B, Tập Lá, Động Thông, Ma Trai.

- Có 03 xã đặc biệt khó khăn gồm: Bắc Sơn, Phước Kháng, Phước Chiến.

- Tổng dân số toàn huyện (đầu năm 2012): 38.549 người/8.890 hộ. Trong đó:

+ Lợi Hải: 2.604 hộ/11.123 khẩu (trong đó: Thôn Bà Râu 1 có 620 hộ/ 2.727 khẩu; Bà Râu 2 có 669 hộ/ 2.677 khẩu; Kiền Kiền 1 có 143 hộ/538 khẩu; Kiền Kiền 2 có 225 hộ/1.066 khẩu; Ấn Đạt 509 hộ/2.282 khẩu; Suối Đá 438 hộ/ 1.833 khẩu).

+ Công Hải: 1.693 hộ/7.418 khẩu (trong đó: Thôn Bình Tiên 58 hộ/237 khẩu; thôn Hiệp Thành 69 hộ/287 khẩu; thôn Xóm Đèn 139 hộ/677 khẩu; Kà Rôm 161 hộ/ 857 khẩu; Hiệp Kiết 319 hộ/ 1.079 khẩu; Suối Giếng 566 hộ/2.298 khẩu; Suối Vang 381 hộ/ 1.983 khẩu).

+ Bắc Phong: 1.610 hộ/ 5.953 khẩu (trong đó: Thôn Ba Tháp 444 hộ/ 1.642 khẩu; Gò Sạn 434 hộ/ 1.601 khẩu; Mỹ Nhơn 732 hộ/ 2.710 khẩu).

+ Bắc Sơn:       1.483 hộ/ 7.519 khẩu (trong đó: Thôn Bỉnh Nghĩa 557 hộ/ 3.055 khẩu; Láng Me 357 hộ/1.603 khẩu; Xóm Bằng 569 hộ/ 2.861 khẩu).

+ Phước Kháng: 496 hộ/ 2.296 khẩu (trong đó: Thôn Đá Mài Trên 127 hộ/574 khẩu; Đá Mài Dưới 79 hộ/ 367 khẩu; Cầu Đá 107 hộ/505 khẩu; Đá Liệt 106 hộ/ 485 khẩu; Suối Le 77 hộ/ 365 khẩu).

+ Phước Chiến: 1.004 hộ/ 4.240 khẩu (trong đó: Đầu Suối A có 189 hộ/756 khẩu; Đầu Suối B có 70 hộ/ 276 khẩu; Ma Trai 195 hộ/845 khẩu; Tập Lá 247 hộ/ 1.026 khẩu; Động Thông 303 hộ/1.337 khẩu).

- Thành phần dân tộc:

            + Dân tộc Kinh:             Chiếm  34%.

            + Dân tộc thiểu số: Chiếm 66% (chủ yếu là dân tộc Rắclay, Chăm).

55 người đang online
°