CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 80 NĂM NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM (22/12/1944 - 22/12/2024) VÀ 35 NĂM NGÀY QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN (22/12/1989 - 22/12/2024)QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ HUYỆN THUẬN BẮC LẦN THỨ IV, NHIỆM KỲ 2020 - 2025

Thủ tục Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ

Đăng ngày 13 - 12 - 2022
Lượt xem: 159
100%

 

Tên thủ tục: Thủ tục Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ
Lĩnh vực: An toàn thực phẩm
Lệ phí: Mức thu phí thẩm định theo Thông tư số 117/2018TT-BTC ngày 28/11/2018 của Bộ Tài Chính là: Phí thẩm định cơ sở sản xuất thực phẩm: 500.000 đồng/lần/cơ sở.
Thời gian tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ: Thời hạn giải quyết: Tối đa 25 ngày làm việc (Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ: 05 ngày; Thành lập Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở: 15 ngày; Cấp Giấy chứng nhận: Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở là “Đạt”).
Quy trình thủ tục: a. Trình tự thực hiện: - Các cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương đăng ký hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nộp cho Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND huyện. - Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ viết giấy biên nhận, hẹn ngày trả kết quả, chuyển hồ sơ đến Phòng Kinh tế và Hạ tầng: 01(một) ngày làm việc. - Phòng Kinh tế và Hạ tầng kiểm tra: nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong vòng 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, tham mưu Lãnh đạo UBND huyện/thành phố có văn bản đề nghị cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Quá 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày gửi thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ mà cơ sở không có phản hồi, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có quyền hủy hồ sơ. Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì trong thời gian 12 (mười hai) ngày làm việc, Phòng Kinh tế và Hạ tầng tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở. Sau khi thẩm định phải gửi kết quả thẩm định về cho Lãnh đạo UBND huyện để làm căn cứ cấp Giấy chứng nhận; Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở do Lãnh đạo UBND huyện ban hành quyết định thành lập. Đoàn thẩm định gồm từ 03 (ba) đến 05 (năm) thành viên, trong đó phải có ít nhất 2/3 (hai phần ba) số thành viên làm công tác chuyên môn hoặc quản lý về an toàn thực phẩm (đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở được mời chuyên gia độc lập có chuyên môn phù hợp tham gia). Trưởng đoàn thẩm định chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở. + Nội dung thẩm định thực tế tại cơ sở Đối chiếu thông tin và kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận gửi Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả với hồ sơ gốc lưu tại cơ sở; Thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở theo quy định. + Kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở Trường hợp “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện” phải ghi rõ lý do trong Biên bản thẩm định. Trường hợp “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện”, thời hạn khắc phục tối đa là 60 (sáu mươi) ngày. Sau khi đã khắc phục theo yêu cầu của Đoàn thẩm định, cơ sở phải nộp báo cáo kết quả khắc phục theo Mẫu 02a quy định ban hành kèm theo Thông tư số 43/2018/TT-BCT về cơ quan có thẩm quyền để tổ chức thẩm định lại theo quy định. Thời hạn thẩm định lại tối đa là 15 (mười lăm) ngày làm việc tính từ khi cơ quan có thẩm quyền nhận được báo cáo khắc phục; Nếu kết quả thẩm định lại vẫn “Không đạt”, cơ quan có thẩm quyền thông báo bằng văn bản tới cơ quan quản lý địa phương để giám sát và yêu cầu cơ sở không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận; Biên bản thẩm định thực tế tại cơ sở được lập thành 02 (hai) bản có giá trị như nhau. Đoàn thẩm định giữ 01 (một) bản và cơ sở giữ 01 (một) bản. Khi có kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở là “Đạt”, Phòng Kinh tế và Hạ tầng tham mưu Lãnh đạo UBND huyện cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở theo Mẫu 05 a quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 43/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quản lý an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương. - Lãnh đạo UBND huyện ký duyệt: 01 ngày làm việc chuyển Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Trường hợp từ chối không cấp Giấy chứng nhận UBND huyện có văn bản trả lời từ chối cấp Giấy chứng nhận và nêu rõ lý do. - Trả kết quả cho cá nhân tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày làm việc. b. Cách thức thực hiện: nộp hồ qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện
Thành phần nhận hồ sơ: Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đóng thành 01 quyển, gồm: a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo Mẫu 01a quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 43/2018/TT-BCT; b) Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh ngành nghề sản xuất thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở); c) Bản thuyết minh cơ sở, vật chất trang thiết bị và dụng cụ sản xuất thực phẩm ban hành kèm mẫu số 02a theo Thông tư số 43/2018/TT-BCT; d) Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở); đ) Giấy xác nhận đủ sức khỏe để sản xuất thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất (bản sao có xác nhận của cơ sở).
Thông tin liên hệ:
Các biểu mẫu (download):

Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ. n.docx

Tin liên quan

Tin mới nhất

Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh...(13/12/2022 12:56 SA)

48 người đang online
°