Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thuận Bắc, đơn vị điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua lao động giai đoạn 2020-2025

           Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác thi đua khen thưởng: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”, “công việc hàng ngày chính là nền tảng thi đua”, “Thi đua là gieo trồng, khen thưởng là thu hoạch”. Để công tác thi đua, khen thưởng thực sự là “đòn bẩy”, kích thích tập thể và các cá nhân, hăng say, phát huy hết tài năng của mình trong thực hiện công việc, thì cần có nhận thức đúng về vị trí, vai trò của công tác thi đua, khen thưởng trong xây dựng tập thể đơn vị. Bản chất của thi đua, khen thưởng không phải là sự cạnh tranh mà là hình thành động cơ thi đua trong sáng, lành mạnh, vì lợi ích của cá nhân, của tập thể đơn vị. Để làm được điều đó, phải tập trung làm tốt việc giáo dục ý thức tập thể, tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau vì lợi ích chung. Từ đó, đơn vị luôn duy trì nghiêm túc thành chế độ, nền nếp, phát huy vai trò, chức năng hiệu quả theo đúng quy định. Trong những năm qua, việc triển khai thực hiện tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn huyện, đã góp phần quan trọng thực hiện có hiệu quả mục tiêu giảm nghèo, xây dựng nông thôn trên địa bàn, đồng thời để hoàn thành tốt các chỉ tiêu được giao hàng năm, chất lượng hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn huyện ngày càng nâng lên, tập thể đơn vị đã xác định chủ động tham mưu Cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Thường xuyên tham mưu Đảng ủy, UBND các xã nâng cao vai trò, trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt tín dụng chính sách trên địa bàn. Trong đó tập trung quản lý tốt nguồn vốn cho vay, giải ngân kịp thời đến đối tượng thụ hưởng, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quán triệt, đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, nâng cao chất lượng tín dụng. Tích cực tham mưu BĐD tăng cường công tác chỉ đạo, lãnh đạo, kiểm tra; thường xuyên chỉ đạo việc nâng cao chất lượng tín dụng. Giao chỉ tiêu nâng cao chất lượng tín dụng cho các xã nhằm giảm nợ khoanh, giảm lãi tồn đọng; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc kịp thời cho NHCSXH, các tổ chức Hội nhận ủy thác trong quá trình hoạt động. Phối hợp các tổ chức Hội nhận ủy thác các cấp thực hiện tốt nhiệm vụ ủy thác; hướng dẫn bình xét đối tượng vay vốn; tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, nợ khoanh; hướng dẫn người vay sử dụng vốn có hiệu quả. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ; giao chỉ tiêu cụ thể cho từng cán bộ và thường xuyên đốn đốc, kiểm tra quá trình thực hiện, tháo gỡ khó khăn và thống nhất giải pháp thực hiện kịp thời. Việc học hỏi, tìm tòi giải pháp, sáng kiến để áp dụng trong công việc, cũng là một giải pháp quan trọng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng công việc được chú trọng quan tâm, từ năm 2020-2025 hàng năm Phòng giao dịch đều xây dựng giải pháp, sáng kiến để áp dụng vào công việc tại đơn vị, đều mang lại hiệu quả thiết thực và được cấp có thẩm quyền công nhận, đây cũng là điều kiện để đơn vị hàng năm đạt danh hiệu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.Đến nay, dư nợ cho vay tại đơn vị đạt trên 455 tỷ đồng, tăng so với năm 2020 là 189 tỷ đồng, tăng trưởng tín dụng bình quân hàng năm đạt trên 14%; duy trì không phát sinh nợ quá hạn; nợ khoanh 1.659 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,36% dư nợ; tỷ lệ thu lãi bình quân hàng năm đều đạt 100%; 100% tổ TK&VV xếp loại tốt và khá; vốn ủy thác địa phương đạt trên 6 tỷ đồng, tăng so với năm 2020 là 4,9 tỷ đồng, từ nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm từ 39,6% xuống còn 18,4%. Trong giai đoạn từ 2020-2025, để ghi nhận những thành tích trên hàng năm đơn vị đều được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và được NHCSXH tuyên dương là đơn vị điển hình tiên tiến giai đoạn 2020-2025 vì những thành tích xuất sắc trong việc truyền tải nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.

Dương ThuỵThuỳ Nhiên