Thuận Bắc:Tổ chức Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 triển khai thực hiện Đề án 06/CP của Thủ tướng Chính phủ
Chiều ngày 25.7.2024. UBND huyện Thuận Bắc tổ chức Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm triển khai thực hiện Đề án 06/CP và triển khai phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024. Đồng chí Phạm Trọng Hùng, Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban điều hành chuyển đổi số, Tổ trưởng Tổ công tác Đề án 06/CP huyện chủ trì hội nghị.
Theo báo cáo đánh giá tại hội nghị, trong 6 tháng đầu năm 2024,Tổ công tác triển khai Đề án 06 của huyện đã chỉ đạo các ban, ngành, địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của Đề án 06/CP theo chỉ đạo của tỉnh đảm bảo kế hoạch đề ra. Trong 6 tháng đầu năm 2024, với vai trò là cơ quan thường trực triển khai Đề án 06/CP, Công an huyện đã tiếp tục thực hiện việc duy trì công tác làm sạch dữ liệu trên hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bảo đảm “đúng, đủ, sạch, sống”, làm giàu cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; bảo đảm 100% công dân được thông báo mã định danh cá nhân và 100% công dân đủ điều kiện được cấp thẻ CCCD, qua đó đã thu nhận 819 tài khoản định danh điện tử, kích hoạt 626 tài khoản định danh điện tử; thu nhận hồ sơ CCCD cho 834 trường hợp. Về dịch vụ công, đã triển khai 25 dịch vụ công thiết yếu thuộc Đề án 06/CP, tăng so với cùng kỳ năm 2023 từ 91,26% lên 94,13%. Bên cạnh đó, ngành y tế huyện đã triển khai đồng loạt việc tiếp nhận khám chữa bệnh bằng CCCD có gắn chíp thay thế thẻ BHYT tại Trung tâm Y tế huyện và 05 Trạm y tế xã, kết quả thực hiện 3.099/3.099 lượt, đạt tỉ lệ 100%, hướng dẫn các cơ sở y tế và người dân sử dụng sổ sức khỏe điện tử: đạt 48.045/50.249 nhân khẩu, đạt 95,61%. Ngoài việc triển khai nhóm phục vụ công dân số, Tổ công tác triển khai Đề án 06 của huyện còn triển khai các mô hình điểm về Đề án các địa phương. Trong đó tiếp tục duy trì hoạt động của các mô hình DVC tại xã, thôn: “Điểm trải nghiệm, hỗ trợ và hướng dẫn dịch vụ công trực tuyến”, “Tổ xung kích hỗ trợ dịch vụ công trực tuyến lưu động”, “Ngày tình nguyện cài đặt, kích hoạt tài khoản Định danh điện tử VNeID” và tiếp tục nghiên cứu xây dựng 17 mô hình trên địa bàn huyện và 09 mô hình trong lực lượng Công an huyện về chuyển đổi số, nhằm triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ của Đề án 06/CP.Về dịch vụ công, đã triển khai 25 dịch vụ công thiết yếu thuộc Đề án 06/CP, tăng so với cùng kỳ năm 2023 từ 91,26% lên 94,13%, đồng thời tiếp nhận, giải quyết TTHC theo thẩm quyền, tổng số hồ sơ: 2.635 hồ sơ...
Để hoàn thành được những nhiệm vụ, chỉ tiêu đề ra của Đề án 06/CP trong năm 2024. Hội nghị đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ trong 6 tháng cuối năm 2024 đó là: Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, Chính quyền, phát huy trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương trong lãnh đạo thực hiện Đề án 06/CP, xác định việc thực hiện Đề án 06/CP là trách nhiệm chính trị, trách nhiệm pháp lý; từng cán bộ, Đảng viên, công chức, viên chức, lãnh đạo, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang phải gương mẫu thực hiện nghiêm túc các nội dung nhiệm vụ của Đề án 06/CP. Ngoài ra, các cơ quan, ban, ngành, đơn vị đẩy mạnh phối hợp với lực lượng Công an trong công tác làm sạch dữ liệu chuyên ngành, cập nhật thông tin công dân liên quan đến chuyên ngành phục vụ việc kết nối, chia sẻ dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác. Bên cạnh đó, Công an huyện chủ động triển khai các giải pháp trong việc tiến hành các hoạt động triển khai Luật Căn cước và các văn bản hướng dẫn thi hành đảm bảo kịp thời, đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Tiếp tục chủ trì công tác tuyên truyền, thu nhận, kích hoạt tài khoản định danh điện tử, chú trọng các giải pháp tăng số lượng tài khoản định danh điện tử mức 2 cho người dân trên địa bàn huyện, bảo đảm điều kiện cần thiết để thực hiện chuyển đổi sang sử dụng VNeID là tài khoản duy nhất trong thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trên môi trường điện tử từ ngày 01/7/2024 theo Nghị định số 59/2022/NĐ-CP ngày 05/9/2022 của Chính phủ về định danh, xác thực điện tử.
Trúc Phương